Khái niệm về độ chịu bục của bao bì giấy carton
Độ chịu bục của bao bì giấy carton là một thuật ngữ chỉ áp lực lớn nhất tác dụng lên bề mặt mà mẫu thử chịu được trước khi bục. Phương pháp này được thực hiện trong điều kiện thử tiêu chuẩn.
Để xác định độ chịu bục của thùng giấy carton, người ta sử dụng chỉ số độ chịu bục. Đây là độ chịu bục của giấy carton chia cho trọng lượng của nó.
Phương pháp xác định độ chịu bục cho bao bì giấy carton
1. Nguyên tắc cơ bản để xác định độ chịu bục của bao bì giấy carton
Sử dụng mẫu thử đặt trên một tấm màng ngăn làm bằng vật liệu có tính đàn hồi và được kẹp lại. Chất lỏng thủy lực được bơm với tốc độ không đổi làm phồng màng ngăn cho tới khi mẫu thử bục. Khi đó, độ chịu bục của thùng giấy carton được xác định dựa trên giá trị áp lực thủy lớn nhất đã tác dụng.
2. Các thiết bị sử dụng trong quá trình thực hiện
Bộ phận kẹp, màng ngăn, hệ thống thủy lực, đồng hồ đo áp lực.
3. Cách thức thực hiện
Chuẩn bị mẫu thử:
- Mẫu thử phải có diện tích lớn hơn diện tích mẫu kẹp, phải sử dụng mẫu thử hoàn toàn mới, chưa từng được sử dụng.
- Mẫu thử phải đảm bảo các yêu cầu: không nhăn, không có hình bóng nước, không có các khuyết tật có thể nhìn thấy được.
- Số mẫu thử cho một mặt trung bình là 20 lần.
Thực hiện:
- Phương pháp này phải được thực hiện trong môi trường điều hòa tiêu chuẩn.
- Nâng đĩa kẹp, cho mẫu thử vào vị trí đo, kẹp mẫu lại với áp lực quy định.
- Tác dụng áp lực thủy đúng tốc độ cho tới khi mẫu bục. Khi đó, trên đồng hồ sẽ thể hiện giá trị của áp lực.
- Tiến hành đo các mẫu tiếp theo.
- Nếu trong quá trình đo, phát hiện có mẫu thử bị trượt thì phải loại bỏ kết quả đó ngay lập tức.
– Tính toán kết quả:
Chỉ số độ chịu bục của bao bì giấy carton được tính theo công thức sau:
X = P/W
Trong đó:
P: Độ chịu bục trung bình (kPa)
W: Định lượng của mẫu ( g/m2)